Một vài nét về cộng hòa Séc: Diện tích 78867 km2 – đứng thứ 113 thế giới; Dân số: 10 521 646 người (tính đến ngày 31.12.2013); Thủ đô: Praha (1,2 triệu dân); chỉ số phát triển HDI = 0,893 (rất cao) – đứng thứ 28 trên thế giới; HDP theo đầu người 2013: 26 590 USD (đứng thứ 37 thế giới).
Để dễ hình dung, HDP theo đầu người tính đến 31.12.2011 của một vài quốc gia được nêu ra dưới đây Lúc Xăm Bua: 89012 USD/người – nhất thế giới; Mỹ: 48 412 USD – thứ 8 thế giới; Đức: 69 491 USD – thứ 17; Anh: 35657 USD – thứ 22; Pháp: 35246 thứ 23; Cộng hòa Séc: 26208 USD thứ 36; Hy Lạp 25 850USD, Bồ Đào Nha 25372 USD., các nước cộng sản cũ đều kém xa Séc, trừ nước Slovinsko, 26 954 USD – một nước cộng hòa cũ của Nam Tư được xếp thứ 34 trên CH Séc 2 bậc... Trung quốc, với 8400 USD, đứng thứ 94; Việt Nam, với 3412 USD, xếp thứ 129...)
Kinh tế CH Séc tăng trưởng hơn 500% (gấp hơn 5 lần) so với năm 1989. Nếu lấy mốc năm 1989 (năm nổ ra cách mạng nhung), tổng thu nhập quốc dân của Séc đến nay đã tăng hơn 500%, nếu lấy con số cụ thể thì năm 1990 Séc có HDP là 672 tỉ kô run, năm nay con số này vọt lên trên 4 000 tỉ, tức là gấp tới hơn 7 lần, nếu tính qui đổi ra USD thì còn hơn nữa.
Vào năm 1989, trung bình 1 USD đổi được khoảng từ 33 tới 25 Kô run, năm nay 1 USD chỉ ăn có 21,8 Kô run mà thôi! Những số liệu này do cục thống kê Séc đưa ra và theo cả các tính toán của các nhà phân tích kinh tế. Một phần tư thế kỷ qua đã mang lại sự nhảy vọt đáng kể cho nước CH Séc, cả về năng suất lao động, về tổng thu nhập quốc dân và cả mức sống của dân cư.
Nhà kinh tế chính của hãng Deloitte (chuyên về kiểm toán kinh tế) David Marek đã cho biết ý kiến như vậy. Nếu xét theo con số thực, đã trừ đi tỉ lệ lạm phát hàng năm, thì HDP đã tăng tới hơn một nửa. Trong giai đoạn này, lương trung bình của dân Séc cũng tăng từ 3170 kô run năm 1990 lên con số 25800 kô run năm nay. Nếu trừ đi mức lạm phát thì lương trong thực tế đã tăng gấp hơn 8 lần!
Có thể nói, rằng phần tư thế kỷ qua là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, thành công nhất trong lịch sử nước Séc khi xét riêng về mặt kinh tế. Nhà phân tích chính của tập đoàn tài chính Roklen, ông Lukáš Kovanda nhận xét. Nếu tính thu nhập theo giờ làm việc, vào năm 1995 giá trị tạo ra của nó chỉ có 161 Kô run, vào năm 2013 giá trị này đã tăng lên con số 428 Kô run. Như vậy, năng suất lao động đã tăng lên thêm khoảng 150%, nếu trừ đi tỉ lệ lạm phát thì vẫn còn trên 60%.
Mức sống của người dân Séc cũng tăng lên đáng kể. Nếu vào năm 1990, tính theo đầu người thì con số thu nhập này vào khoảng 100 000 Kô run/năm (khoảng 3000 USD qui đổi lúc đó), năm 2013 con số này là 389 000 ko run (khoảng 19 000 USD qui đổi theo tiền, qui đổi theo sức mua của đồng tiền thì nó là khỏang 26 000 USD).
Nếu mức sống được tính theo sức mua hàng của dân chúng và theo tổng thu nhập quốc dân, vào năm 1993 Séc chỉ đạt con số 60% so với mức trung bình của toàn khối EU, đến năm 2013 đã đạt 80% mức trung bình EU. Thước đo bằng sức mua hàng được hiểu là tỉ lệ giữa các đồng tiền ở các nước khác nhau và thể hiện qua khả năng mua được một gói hàng hay một gói dịch vụ tương tự ở các nước.
Theo ông Kovanda, người em của Séc là Slovakia còn phát triển và thu được kết quả hoành tráng hơn nữa. Vào năm 2003, trước khi Séc và Slovakia cùng gia nhập EU (2004), HDP tính theo đầu người của Séc đạt 76% và của Slovakia đạt 57% mức trung bình EU, vào năm 2013, Slovakia đã đạt được con số bằng 76% mức trung bình EU, trong khi đó Séc chỉ đạt có 80%. Chính vì thế, khoảng cách chênh lệch giữa Séc và Slovakia hiện nay chỉ còn có 10 năm (Séc luôn là vùng phát triển hơn Slovakia, kể cả khi nằm trong đế chế Áo Hung trước thế chiến thứ nhất, kể cả khi cùng nằm trong liên bang cộng hòa Tiệp Khắc thời cộng sản).
Các cơ chế kinh tế hiệu quả hơn trước nhiều so với thời Séc còn nằm trong cái gọi là Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc! Trong 25 năm qua, cấu trúc nền kinh tế Séc cũng có nhiều thay đổi. Trong quá trình chuyển hóa từ kinh tế tập trung cộng sản sang kinh tế tư bản,hàng loạt công ty nhà nước, hoạt động không có hiệu quả bị bán, bị giải tán hoặc bị thu nhỏ lại. Ngược lại, kinh tế tư nhân phát triển mạnh và ngày nay nó là động lực chính của phát triển kinh tế tại Séc.
Tiếp theo là một số ngành công nghiệp hay ngành kinh tế bị giảm đi, thay vào đó là một số lĩnh vực mới phù hợp hơn với các điều kiện của Séc. Tỉ lệ thu nhập từ công nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân cũng giảm dần, thay vì nó chiếm 38% vào năm 1989, đến năm 2014 chỉ còn đóng góp có 33%, nông nghiệp cũng liên tục giảm, từ tỉ lệ 8,3% xuống còn 2,3%, ngành xây dựng cũng giảm từ 8,5% xuống còn 5%.
Ngược lại, tỉ trọng của các ngành phi truyền thống, „ít mang tính xã hội chủ nghĩa!“ lại liên tục tăng lên, cụ thể là ngành dịch vụ, từ 45 % năm 1989 lên 60 % vào năm 2013. Các thay đổi của hệ thống kinh tế cũng kéo the sự phát triển của ngành tài chính và việc sử dụng „vay nợ“. Tất nhiên, các ngành kinh tế Séc vay vốn để phát triển song các khoản nợ nước ngoài luôn ở mức chấp nhận được, không vượt quá giới hạn và vì thế nó không là hiểm họa có thể gây mất ổn định trong tương lai cho nền kinh tế Séc.
Từ các kết quả trên cho ta thấy, chủ nghĩa xã hội và tư tưởng cộng sản đã kìm hãm sự phát triển của nước Séc, vốn là một nước phát triển đỉnh cao thế giới vào giai đoạn 1890-1914, trong cả một thời kỳ dài (từ 1948 sau cuộc đảo chính tháng 2 – cộng sản lên nắm quyền ở Séc đến năm 1989 khi nổ ra cách mạng Nhung, chính quyền cộng sản sụp đổ). Mong rằng từ hình mẫu nước Séc, các nước khác cũng nên noi gương! Điểm lại sự phát triển kinh tế Séc từ năm cách mạng nhung 1989 tới nay.Kỹ sư Nguyễn Kim Phụng
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://xaxu.cz là vi phạm bản quyền